Khí độc trong ao nuôi thường gặp
Các loại khí độc trong ao nuôi tôm thường gặp nhất có thể kể đến là Amoniac (NH3), Nitrite (NO2) và Hydro Sulfua (H2S). Những loại khí này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm cụ thể:
- Làm cản trở khả năng lấy Oxy của tôm
- Gây stress cho tôm, nhiễm khuẩn, tôm chậm tăng trưởng
- Giảm sức đề kháng, làm tôm dễ nhiễm bệnh
- Dễ chết hàng loạt nếu tiếp xúc thời gian dài
- Tạo điều kiện cho các loại tảo độc phát triển, gây thiếu Oxy hàng loạt, gây hiện tượng sụp tảo
Giải pháp xử lý khí độc trong ao nuôi NH3, NO2
I. Nguyên nhân
- Thức ăn thừa và phân tôm cá
- Nền đáy cũ nuôi nhiều vụ
- Tảo tàn hoặc ao ít tảo, nước đục
- Do cấp cây nước giếng và khí độc NH3, NO2 tích tụ
II. Dấu hiệu nhận biết
– Khi tôm bị ảnh hưởng bởi khí độc NH3 tôm sẽ giảm ăn, tấp mé, bơi lờ đờ trên mặt nước và tôm có màu sắc tối, có thể gây lột rớt. Kiểm tra nhanh bằng Test Kit sẽ thấy khí độc NH3 lên cao.
Giai đoạn 1: Giai đoạn hình thành NH3
– Chúng ta có thể nhận biết sớm khi khí độc trong ao nuôi mới lên bằng cách kiểm tra chất lượng nước thường xuyên bằng Test Kit (Hình 1).
– Khi tôm bắt đầu ăn mạnh, lượng chất thải tăng, khí độc sẽ hình thành ở dạng NH3 trước tiên.
Giai đoạn 2: Giai đoạn chuyển hóa sang NO2
– NH3 hình thành đến 1 giai đoạn nhất định dưới điều kiện Oxy đầy đủ (>4 mg) và pH thích hợp, cộng với sự xúc tác hiệu quả của vi sinh (Nitrosomonas & Nitrobacter) sẽ dần chuyển hóa sang NO2 (Hình 2).
– Có thể nhận biết đơn giản thông qua kết quả xét nghiệm, khi đó hàm lượng NH3 sẽ không tăng hoặc có chiều hướng giảm đi, hàm lượng NO2 trong nước bắt đầu tăng lên đáng kể.
Giai đoạn 3: Giai đoạn gây độc
– Khi tôm bị ảnh hưởng bởi khí độc NO2 tôm sẽ giảm ăn, lột rớt lai rai, phụ bộ đỏ hồng, bơi lội lờ đờ, giảm khả năng hấp thu Oxy và khoáng chất (Hình 3 – 4 – 5 và Hình 7).
– NO2 tăng cao sẽ kết hợp với Hemocyanin trong máu tôm làm mất khả năng vận chuyển Oxy trong máu từ đó khiến tôm nuôi hấp thu Oxy khó khăn. Khi duy trì trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng tới quá trình lột xác và là tiền đề dẫn đến các bệnh nguy hiểm khác như: Gan tụy, đốm trắng, đốm đen, phân trắng…
– Thời điểm này thông qua kết quả xét nghiệm ta có thể nhận thấy hàm lượng khí độc tăng rất cao (NH3 > 0,1mg, NO2 >5mg).
– Điều kiện xuất hiện: Khí độc thường xuất hiện khi tôm về giai đoạn lớn khoảng từ 40 ngày tuổi trở lên khi chất lượng nước ao xấu, nhiều hữu cơ và đáy ao dơ.
III. Phương pháp phòng và xử lý khí độc trong ao nuôi
1. Giải pháp phòng ngừa
- Cải tạo đáy ao nuôi (hút bùn, rửa sạch đáy) trước khi thả giống, làm hố Xiphong để hút mùn bã hữu cơ và phân tôm trong quá trình nuôi. Canh nhá kỹ, hạn chế dư thừa thức ăn.
- Định kỳ 1 tuần kiểm tra nước 2 lần để phát hiện sớm khí độc trong ao nuôi.
- Tăng cường cung cấp Oxy và giữ pH ổn định 7,8 – 8,2.
- Định kỳ sử dụng men XỬ LÝ KHÍ ĐỘC X – NITRO (200g/3.000m3 nước) nhằm cung cấp cặp vi sinh chuyển hoá đạm Nitrosomonas và Nitrobacter để làm sạch đáy ao, xử lý hữu cơ cho ao và hỗ trợ chuyển hóa khí độc trong ao nuôi.
2. Giải pháp phòng ngừa
- Giảm thức ăn (20%-30%) và chạy hết quạt hoặc Oxy vào lúc trưa nắng và ban đêm, kết hợp XỬ LÝ KHÍ ĐỘC X – NITRO (200g/3.000m3 nước lúc 9h sáng), dùng liên tục 3 ngày.
- Kiểm tra chất lượng nước ao nuôi để điều chỉnh liều đánh phù hợp đảm bảo các thông số khí độc trong mức cho phép.